• BLUETOUR LÀ CÔNG TY ĐƯỢC ĐSQ NHẬT BẢN, HÀN QUỐC CHỈ ĐỊNH CẤP VISA.ĐỐI TÁC TIN CẬY VISA SCHENGEN CỦA TLS, VFS VỚI GẦN 15 NĂM KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TOUR ĐOÀN RIÊNG, TOUR GHÉP KHÁCH LẺ ĐI NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, CHÂU ÂU, ÚC, NAM PHI,.. CÁC TOUR NỘI ĐỊA
  • |
  • Phụ nữ lần đầu được tham gia Lễ hội khỏa thân ở Nhật Bản sau 1200 năm

    Lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri với lịch sử hơn 1200 năm chỉ có đàn ông tham gia nhưng năm nay điều này đã thay đổi.

    Biển người hô vang, những người đàn ông gần như khỏa thân chen lấn và dồn về phía đền thờ Konomiya nằm ở miền trung đất nước. “Washoi! Washoi” (đi thôi, đi thôi), họ hét lên. Đó là khung cảnh hầu như không thay đổi trong 1.250 năm lịch sử của Hadaka Matsuri hay Lễ hội khỏa thân nổi tiếng của Nhật Bản.
    Những phụ nữ đầu tiên xuất hiện trong lễ hội Hadaka Matsuri vào năm nay. Ảnh: Reuters
    Những phụ nữ đầu tiên xuất hiện trong lễ hội Hadaka Matsuri vào năm nay. Ảnh: Reuters

    Trên thực tế không phải phụ nữ chưa từng tham gia vào Hadaka Matsuri nhưng trước kia chỉ làm công việc hậu trường. “Phụ nữ đã làm việc rất chăm chỉ để hỗ trợ đàn ông trong lễ hội”, Atsuko Tamakoshi, người có gia đình làm việc tại lễ hội ở đền Konomiya qua nhiều thế hệ, nói. Ý tưởng để phụ nữ tham gia lễ hội, nơi chỉ đàn ông được tham gia các nghi thức xua đuổi tà ma và cầu nguyện may mắn, chưa bao giờ xuất hiện trước đây. Naruhito Tsunoda, một người dân, nói Nhật Bản chưa bao giờ có lệnh cấm phụ nữ tham gia trước đây. “Chỉ là chưa từng có ai đặt vấn đề”, ông nói.

    Tsunoda nói điều quan trọng nhất của lễ hội là mọi người đều vui vẻ và “tin trời đất cũng hài lòng nếu phụ nữ tham gia”.

    Không phải ai cũng nghĩ vậy. Nhiều người bày tỏ lo ngại và nói rằng “phụ nữ làm gì trong lễ hội của đàn ông?”. “Nhưng chúng tôi đều đồng lòng thể hiện điều mình muốn làm và tin trời đất sẽ phù hộ nếu chúng tôi có lòng thành”, Atsuko Tamakoshi, người đã là bà ngoại ở tuổi 56 nói.

    Khác với nam giới, phụ nữ xuất hiện trong lễ hội không mặc khố giống nam giới. Họ mặc “áo khoác hạnh phúc”, loại áo choàng dài màu tím với quần đùi màu trắng và mang theo đồ rước riêng làm bằng tre.

    Atsuko Tamakoshi mặc áo khoác dài màu tím để tham gia vào lễ hội. Ảnh: BBC
    Atsuko Tamakoshi mặc áo khoác dài màu tím để tham gia vào lễ hội. Ảnh: BBC

    Nhóm phụ nữ này không tham gia vào cuộc tranh giành giống đàn ông trong lễ hội để được chạm vào thần Shin Otoko (một người đàn ông sẽ được chọn để đóng vị thần này) nhằm lấy may, xua đuổi điều xui xẻo.

    Giống những người đàn ông, những phụ nữ bước vào đền thờ Thần đạo Konomiya bị tạt nước lạnh theo nghi thức. Hoạt động của nhóm phụ nữ chỉ là một trong những nghi thức của buổi lễ, không phải nghi thức chính momiai của lễ hội. Trong lễ momiai, đàn ông mặc khố truyền thống fundoshi, đi tất tabi và quấn khăn hachimaki. Họ sẽ chen lấn, cố chuyển vận xui của mình sang “người được chọn” (Shin Otoko) bằng cách chạm vào người anh ta trước khi người này rút về nơi an toàn trong đền.

    Sau khi lễ vật nhóm phụ nữ dâng lên được chấp nhận, họ kết thúc buổi lễ bằng cách chào truyền thống: cúi đầu và vỗ tay hai lần sau đó cúi chào lần cuối.

    Khung cảnh lễ hội Hadaka Matsuri, sự kiện vốn chỉ có đàn ông tham gia hơn 1.000 năm nay. Ảnh: Reuters
    Khung cảnh lễ hội Hadaka Matsuri, sự kiện vốn chỉ có đàn ông tham gia hơn 1.000 năm nay. Ảnh: Reuter

    Trải nghiệm văn hóa Nhật Bản với chùm tour Nhật bản  mùa hoa Anh Đào 2024

    —-> Hành trình vàng Nhật Bản

    —-> Tokyo – Seaworld Kamogawa – Daibutsu – Chiba – Narita

    —-> Kanazawa 7 ngày 6 đêm

    Công ty cổ phần du lịch Bluetour Quốc tế

    Add: ACM 22/42 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Hà Nội

    Hotline: 0888 94 6666 – 0946 93 1111

    Fanpage: Bluetour

    Đăng ký nhận thông tin Tour

  • BLUETOUR LÀ CÔNG TY ĐƯỢC ĐẠI SỨ QUÁN CHỈ ĐỊNH
  • |